Các giai đoạn phục hồi và tập luyện sau phẫu thuật dây chằng chéo

Khớp gối là một khớp lớn và phức tạp có vai trò quan trọng đối với vận động của cơ thể. Khớp gối hoạt động dựa trên sự phối hợp của nhiều cấu trúc, trong đó các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò quan trọng sự vận động và giữ vững khớp gối. Một chấn thương thường gặp và nghiêm trọng nhất đối với khớp gối chính là đứt dây chằng chéo trước. Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ gây ra lỏng gối, teo cơ, tổn thương sụn chêm kèm theo…,nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối và gây ra thoái hoá khớp sau này. Đặc biệt nguy hiểm khi khớp gối đã bị thoái hóa nặng thì không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng và phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Đối với đa số các trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, chỉ định phẫu thuật là cần thiết. Nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ thành công cao hơn, vì khi đó, các cấu trúc trong khớp ít bị tổn thương, tình trạng cơ đùi ít bị teo hơn, sự phục hồi tốt hơn.

1e7d319c1d04e45abd15

Phẫu thuật mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị của người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật. Do đó tìm hiểu các thông tin về sinh lý quá trình tái tạo và các phương pháp tập luyện hợp lý trong từng giai đoạn là vô cùng cần thiết đối với người bệnh.

1, Sinh lý quá trình tái tạo của mảnh ghép

Có hai quá trình khác nhau nhưng diễn ra song hành trên mảnh ghép dây chằng: quá trình liền đoạn mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi của đoạn mảnh ghép trong khớp.

+Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng.

+Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ:
Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn:
– Giai đoạn hoại tử vô mạch của mảnh ghép: các tế bào sợi dần dần bị biến mất, giai đoạn này diễn ra trong 2-3 tuần sau phẫu thuật.
– Giai đoạn xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép: giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8.
– Giai đoạn tái cấu trúc, mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo trước, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen. Giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ 18-24 tuần.
– Giai đoạn biệt hóa cấu trúc của mảnh ghép: ở giai đoạn này mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.

626fae8e82167b482207

Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu.

Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccharide, vitamin C. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân thực sự. Bằng cách bổ sung trực tiếp collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học.

2, Các giai đoạn tập luyện cần tuân thủ sau phẫu thuật

2.1 Giai đoạn I: 1-2 tuần sau mổ.

Mục tiêu: bảo vệ mảnh ghép, chống sưng nề, chống đau, phục hồi một phần tầm vận động (ROM), chống teo cơ. Phối hợp các thuốc giảm đau kháng viêm và bổ sung dinh dưỡng từ sớm để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Sau 2 tuần khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.

112

2.2 Giai đoạn II: 3-4 tuần sau mổ: giai đoạn tập sớm.

Mục tiêu: phục hồi vận động gần tối đa, đi đứng với nẹp không khập khiễng, tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, tiếp tục bảo vệ mảnh ghép. Kết thúc giai đoạn này hầu như không còn viêm.

Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.

2.3 Giai đoạn II: 5-16 tuần sau mổ. Là giai đoạn đi đứng có kiểm soát.

Mục tiêu:  phục hồi sức mạnh cơ, phục hồi các phản xạ tự thân. Chú ý tránh tạo lực quá căng lên mảnh ghép. Sau 16 tuần phải đạt duỗi hoàn toàn.

2.4 Giai đoạn IV: tháng thứ 4 trở đi.

Tăng sức bền cơ bắp, phục hồi khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ, bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy.

82e801092d91d4cf8d80

2.5 Giai đoạn V: Từ tháng thứ 7 trở lại thể thao.

– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.

Sau 2 tuần- 1 tháng bệnh nhân có thể đến các cơ sở PHCN để điều trị vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, dòng xung kích thích cơ. Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận động, tầm vận động khớp… để đưa ra bài tập cụ thể.

Trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật cần sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để giảm các triệu chứng và bổ sung các nguyên liệu cần thiết như collagen typ 1, mucopolysaccharid, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo gân thực sự. Khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào như sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, tình trạng đau nhức không thuyên giảm,… cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh để lại các biến chứng sau phẫu thuật.

( Tài liệu tham khảo: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức & Báo sức khỏe đời sống.)

banner-tendoactive

Ý kiến của bạn

x