Giãn dây chằng đầu gối – Chấn thương không thể bỏ qua

Theo thống kê có khoảng 70% trường hợp chấn thương thể thao gây tổn thương dây chằng, phổ biến nhất là giãn dây chằng đầu gối. Kết quả chụp X-quang thông thường không phát hiện ra vấn đề này nên nhiều trường hợp thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng rách đứt dây chằng, tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm đến khả năng vận động nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.

Giãn dây chằng đầu gối diễn ra thế nào?

Khớp gối là một khớp lớn có cấu tạo phức tạp, bao gồm: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước và dây chằng bên, xương đùi, sụn chêm, dây chằng sụn chêm, xương chày, xương bánh chè, bao khớp, dịch khớp, gân,… Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, phải chịu một lực rất lớn với trọng lực gần như toàn bộ cơ thể (từ khớp gối trở lên). Sự vững chắc và linh hoạt của khớp gối được đảm bảo bởi dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, thường là giãn hoặc đứt. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hẳn khiến cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng.

732bd62850fba9a5f0ea

Tình trạng này có thể do các nguyên nhân trực tiếp như va chạm khi chơi thể thao, vận động quá tải, chơi thể thao tiếp đất sai tư thế, ngã…. thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…

Các dấu hiệu và chẩn đoán giãn dây chằng

Thực tế dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối chủ yếu là những cơn đau gối, thường đau nhói tại 1 điểm, khó vận động nên người bệnh đôi khi nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu điều trị sớm.

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhức, khó chịu, đầu gối có thể sưng và bầm tím, hạn chế vận động.
  • Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giãn dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không được giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
  • Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.

b8a933887f5a8604df4b

Chẩn đoán giãn dây chằng

Thông thường sau khi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI). Dựa trên kết quả hình ảnh và các thăm khám lâm sàng về chức năng gối, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể mức độ dây chằng bị giãn nhẹ hay nặng hoặc bị rách đứt nghiêm trọng để điều trị phù hợp.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định ngay mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, có thể xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải hoặc nilon để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Nếu đang hoạt động cần dừng lại ngay, nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp. Sau khi tình trạng sưng viêm thuyên giảm nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời.

5299d6266df594abcde4

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao, dầu nóng vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

Phục hồi với giãn dây chằng nhẹ và vừa

Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Tuy nhiên bản chất quá trình phục hồi tổn thương gân, dây chằng thường diễn ra chậm và dễ tái phát. Để hỗ trợ tốt nhất quá trình hồi phục, bạn có thể:

1, Các biện pháp nghỉ ngơi

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối, có thể sử dụng nạng một thời gian;
  • Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm.

2, Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm

  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen… sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;

3, Tập luyện

  • Thực hành các bài tập kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.
  • Tham khảo một số bài tập: Duỗi gối thụ động, tập cơ tứ đầu, tập phần cơ bắp chân, nhấc gót chân tì trọng lượng… nên hỏi ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp nhất với mức độ tổn thương của bạn.

4, Bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng

Việc bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng và hỗ trợ quá trình phục hồi .Bổ sung các thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccarid… sẽ giúp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phục hồi gân, dây chằng diễn ra nhanh và tốt hơn.

f6cd4272f9a100ff59b0-1

Có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu collagen typ 1 như cá hồi, cá tuyết, gân bò, lòng trắng trứng… trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên việc hấp thu qua thực phẩm thường có hàm lượng thấp và không ổn định, do đó có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gân, dây chằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Khi có dấu hiệu tổn thương gân dây chằng, người bệnh nến đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

banner-tendoactive

Bình luận về bài viết

  1. Nguyễn xuân Sơn đã bình luận:

    Rất hữu ích cho mọi người.Nhất là các đối tượng lao động tay chân – vận động nhiều … hoạt động thể dục thể thao vv.

Ý kiến của bạn

x